Chọn đàn theo ngân sách

Các hãng đều sản xuất đa dạng sản phẩm, từ loại phổ thông rẻ tiền tới xa xỉ đắt tiền, nhằm tiếp cận nhiều nhất tới các nhu cầu của thị trường. Vì vậy để biết được sản phẩm có giá trị hay không ta không nên chỉ quan tâm tới tên hãng mà phải biết được thông số chi tiết của sản phẩm như là chủng loại, số seri v.v…
Pianonet có thể giúp bạn tra được lai lịch và giá xuất xưởng nếu cây đàn bạn quan tâm có trong kho dữ liệu của chúng tôi.
Dưới đây là lời khuyên của Pianonet dành cho khách hàng có mức ngân sách đầu tư từ 10 đến 70 triệu đồng:

  1. Ngân sách từ 10 đến 20 triệu đồng:
Thứ tự ưu tiênƯu điểmNhược điểm
Ưu tiên số 1: Đàn Piano điệnDùng tốt trong khoảng 5 nămNhỏ gọn dễ vận chuyển, hợp với phòng nhỏCó tai nghe và nhiều ứng dụng công nghệ hiện đạiPhím thường nhẹHệ máy dùng chip giả lập (không có action) nên sự kết nối giữa cảm xúc, ngón tay người chơi và phím đàn không thể được như đàn cơ.Có ít giá trị trưng bầy.
Ưu tiên số 2: Đàn Piano cơ cũ không phải do Yamaha và Kawai sản xuất (thường là 2 pedal)Dùng được khoảng 10 đến 20 năm tùy điều kiện bảo quản, bảo dưỡng.Cảm giác phím tốt hơn Piano điện.Tầm giá này đàn thường sản xuất lâu rồi và rất cũCác hệ thống giảm âm bằng dạ lâu ngày đã chai cứng  nên đàn có nhiều tạp âm khi chơi.

2. Ngân sách từ 20 đến 30 triệu đồng:

Thứ tự ưu tiênƯu điểmNhược điểm
Ưu tiên số 1: Đàn Other Brands: Đàn Nhật cũ không do Yamaha và Kawai sản xuất.Dùng tốt trong khoảng 10 – 20 năm tùy theo từng cây và điều kiện bảo quản, bảo dưỡng.Cảm giác phím tốt hơn Piano điện.Đàn đã cũ.Các hệ thống giảm âm bằng dạ lâu ngày đã chai cứng  nên đàn có nhiều tạp âm khi chơi.
Ưu tiên số 2: Đàn Yamaha U1 thường, một số loại Kawai (thông thường là 2 pedal)Dùng được khoảng 10 đến 20 năm tùy điều kiện bảo quản, bảo dưỡng.Cảm giác phím tốt hơn Piano điện.Tầm giá này đàn thường sản xuất lâu rồi và rất cũCác hệ thống giảm âm bằng dạ lâu ngày đã chai cứng  nên đàn có nhiều tạp âm khi chơi.

3. Ngân sách từ 30 đến 40 triệu đồng:

Thứ tự ưu tiênƯu điểmNhược điểm
Ưu tiên số 1: Đàn Other Brands có giá xuất xưởng từ 400 – 500.000jpy.Hình thức đẹp.Dùng tốt trong khoảng 30 – 50 năm hoặc hơn thế nữa tùy điều kiện bảo quản, bảo dưỡng.Cảm giác phím tốt. 
Ưu tiên số 2: Yamaha U1/U2E, U1/U2F, U1/U2G,  (Sản xuất từ 1965 – 1972. Giá xuất xưởng từ 200.000 đến 230.000JPY). Và một số loại Kawai tương đương.Dùng tốt trong khoảng 30 – 50 năm hoặc hơn thế nữa tùy điều kiện bảo quản, bảo dưỡng.Cảm giác phím tốt.Hơi cũ.Các hệ thống giảm âm bằng dạ lâu ngày đã chai cứng  nên đàn có nhiều tạp âm khi chơi.

4. Ngân sách từ 40 đến 50 triệu đồng:

Thứ tự ưu tiênƯu điểmNhược điểm
Ưu tiên số 1: Đàn Other Brands có giá xuất xưởng ~600.000JPY.Hình thức đẹp.Dùng tốt trong khoảng 30 – 50 năm hoặc hơn thế nữa tùy điều kiện bảo quản, bảo dưỡng.Cảm giác phím tốt.Chất âm tốt. 
Ưu tiên số 2: Yamaha U1/U2G chất lượng ~70% Và một số loại Kawai tương đương.Dùng tốt trong khoảng 30 – 50 năm hoặc hơn thế nữa tùy điều kiện bảo quản, bảo dưỡng.Cảm giác phím tốt.   

5. Ngân sách từ 50 đến 60 triệu đồng:

Thứ tự ưu tiênƯu điểmNhược điểm
Ưu tiên số 1: đàn Yamaha U1H, U2H chất lượng ~80%Hình thức đẹp.Dùng tốt trong khoảng 30 – 50 năm hoặc hơn thế nữa tùy điều kiện bảo quản, bảo dưỡng.Cảm giác phím tốt.Chất âm tốt. 
Ưu tiên số 2: Đàn Yamaha U3G chất lượng ~75%Dùng tốt trong khoảng 30 – 50 năm hoặc hơn thế nữa tùy điều kiện bảo quản, bảo dưỡng.Cảm giác phím tốt.Chất âm tốtPhù hợp phòng rộng   

6. Ngân sách từ 60 đến 70 triệu đồng:

Thứ tự ưu tiênƯu điểmNhược điểm
Ưu tiên số 1: đàn Yamaha U1A, U2A, U10A, U10BL, MX100, SX100… chất lượng ~85%.Hình thức đẹp.Còn khá mới.Dùng tốt trong khoảng 30 – 50 năm hoặc hơn thế nữa tùy điều kiện bảo quản, bảo dưỡng.Cảm giác phím tốt.Chất âm tốt. 
Ưu tiên số 2: đàn Yamaha U3H, U3M, UX chất lượng ~80% Và một số loại Kawai tương ứng.Dùng tốt trong khoảng 30 – 50 năm hoặc hơn thế nữa tùy điều kiện bảo quản, bảo dưỡng.Cảm giác phím tốt.Chất âm tốtPhù hợp phòng rộng   

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

%d người thích bài này: