Khi nhu cầu của xã hội lên cao thì việc Chỉnh dây đàn ngày nay đã là một nghề nghiệp. Mục đích của tôi trong Khóa học này một mặt giúp các bạn trẻ được tiếp cận với một công việc tốt, có thu nhập ổn định, mặt khác, về phía người sử dụng đàn, cây đàn của họ phải được điều chỉnh bởi những người có đủ kiến thức cơ bản, đảm bảo nó là một công cụ học tập đạt chuẩn trước khi nói đến những điều cao siêu khác.
Bài 1 – Dây và Chốt chỉnh dây
Giới thiệu sơ lược về Hệ thống Chốt chỉnh dây (Tuning Pin), Dây đàn Piano (Piano Stringing), Hitch Pin, Con ngựa (Bridge), Cờ lê chỉnh dây...
Bài 2 – Âm thanh được tạo ra như thế nào
Âm thanh của đàn được tạo ra theo cách sau: Nhấn phím đàn (Key) làm đầu búa (Hammer) chuyển động và gõ vào dây (String). Dây rung lên và truyền rung động xuống Con ngựa (Bridge). Rung động được cộng hưởng và khuếch tán bởi Bảng âm (Soundboard) và tạo ra âm thanh mà chúng ta nghe được
Bài 3 – Bao lâu cần chỉnh dây đàn một lần
Nguyên nhân làm sai dây đàn và bao lâu cần phải chỉnh dây đàn một lần
Bài 4 – Bộ đồ nghề
Đồ nghề với người thợ quan trọng như là vũ khí của chiến sĩ. Nội dung bài học này hướng dẫn các bạn cần chuẩn bị đồ nghề gì và mua nó ở đâu.
Bài 5 – Nhận biết các nốt trên phím đàn
Một trong những việc mà người thợ bắt buộc phải nhớ, đó là vị trí và ký hiệu của các nốt trên phím đàn. Bài học này sẽ hướng dẫn các bạn cách đơn giản nhất để làm được điều đó.
Bài 6 – Các quãng 8
Quãng 8 là một trong những thuật ngữ thường dùng nhất trong Chỉnh dây đàn. Bài học này sẽ giải thích cho các hiểu rõ về thuật ngữ đó.
Bài 7 – Cung, nửa cung và Cent
Khoảng cách giữa một nốt trên phím đàn và một nốt liền kề với nó gọi là nửa cung, mỗi nửa cung có giá trị 100 cent, 2 nửa cung thì bằng một cung.
Bài 8 – Unison và Beat
Unison là sự đồng nhất cao độ giữa các dây đàn trên cùng một nốt, nếu giữa chúng không có sự đồng nhất cao độ thì sẽ tạo ra Beat
Bài 9 – Chuẩn bị chỉnh dây
Cách mở, đóng đàn, cài chặn âm để chuẩn bị chỉnh dây